PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Thứ ba - 01/03/2022 17:11
PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra với trẻ em dưới 5 tuổi. Theo cục trưởng cục Y tế, nguyên nhân gây bệnh là do virus thuộc nhóm Enterovirus, Coxsackievirus A16. Trong đó, nguyên nhân do virus nhóm Enterovirus nguy hiểm nhất, dễ bị tử vong, do virus còn lại gây ra thì ít biến chứng và thường tự khỏi nếu biết cách chăm sóc hợp lý.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng

          Bệnh tay chân miệng thường xảy ra  với trẻ em dưới 5 tuổi. Theo cục trưởng cục Y tế, nguyên nhân gây bệnh là do virus  thuộc nhóm Enterovirus, Coxsackievirus A16. Trong đó, nguyên nhân do virus nhóm Enterovirus nguy hiểm nhất, dễ bị tử vong, do virus còn lại gây ra thì ít biến chứng và thường tự khỏi nếu biết cách chăm sóc .

          Do trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém hơn nên không thể chống lại các virus gây bệnh. Trẻ em càng yếu, càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn và các triệu chứng càng nặng. Bệnh có thể lây lan qua việc tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng của trẻ bị bệnh.

          Mặc dù người lớn có sức  đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn  nhưng vẫn có thể bị virus xâm nhập rồi lây nhiễm cho người khác. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai thì nên tránh xa người bị bệnh vì virus này có thể lây nhiễm trước hoặc trong khi sinh.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng

          Sốt cao kéo dài, khi bị sốt cao trên 39 độ và kéo dài hơn 3 ngày, cho trẻ uống thuốc  hạ sốt vẫn không đỡ thì nên đưa bé đi đến bệnh viện để khám ngay. Bởi vì các bác sĩ cho rằng đây không phải là trẻ bị sốt thông thường mà là tình trạng nhiễm độc thần kinh  đang ở mức độ nhẹ, trẻ chỉ giảm nhiệt độ khi sử dụng một loại thuốc khác là Ibuprofen kết hợp với các liệu pháp điều trị khác.

          Giật mình khi đang ngủ say; Khóc nhè, quấy rối suốt đêm

          Trẻ bỗng khóc nhiều hơn, quấy mẹ cả đêm không chịu ngủ, đôi khi ngủ được 20 phút lại quấy 20 phút rồi ngủ. Không ít người sẽ nghĩ đó là do bé bị đau bởi các vết loét ở miệng nhưng không phải như thế mà đó là do bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn đầu.

Cách phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác

          Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ cũng khá  giống với một số bệnh khác như: nhiệt miệng, loét miệng, thủy đậu. Bác sĩ chỉ cách phân biệt bệnh như

          Bệnh nhiệt, loét miệng: trong miệng có các vết loét màu đỏ, bên trong có nước. Các vết này sưng lên gây đau nhưng chỉ ở khu vực quanh miệng mà không lan sang các bộ phận khác.

          Bệnh tay chân miệng: Ngoài các vết loét đỏ ở miệng thì nó phát ban khắp chân, tay, mặt. Các vết này cũng khác với vết loét miệng, to hơn và có hình bầu dục. Trẻ đã từng mắc bệnh vẫn có thể mắc lại trong khi bệnh thủy đậu chỉ gặp một lần/ cơ thể sống.

          Biểu hiện của bệnh tay chân miệng dễ nhầm với bệnh khác

Các bác sĩ khuyến cáo để nhận biết bệnh tay chân miệng thì cha mẹ cần xem kĩ các vết đỏ xem có lan sang vùng nào khác ngoài miệng không. Nếu phát ban rộng ra khắp cơ thể thì đó chính là triệu chứng của bệnh tay chân miệng.

Khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.  

Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: 

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây