CÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ CẤP CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT CHO TRẺ NHỎ KHI Ở NHÀ

Thứ hai - 13/09/2021 18:01
CÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ CẤP CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT CHO TRẺ NHỎ KHI Ở NHÀ
CÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ CẤP CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT CHO TRẺ NHỎ KHI Ở NHÀ

 CÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ CẤP CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT CHO TRẺ NHỎ KHI Ở NHÀ

Việc trang bị kỹ năng phòng ngừa điện giật cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết bởi trẻ chưa nhận biết được hết sự nguy hiểm của điện trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ nhỏ còn hiếu động, nghịch ngợm đôi khi có thể cắn hay nhai dây điện, nhét những đồ vật bằng kim loại vào ổ điện hay nghịch phích cắm điện. Đó là lý do không ít trường hợp trẻ bị điện giật tới mức chấn thương, thậm chí tử vong. Vì vậy để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ đặc biệt trong thời gian nghỉ dịch khi mà trẻ phải ở nhà một thời gian dài, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh và cấp cứu trẻ khi bị điện giật sau:

1. Kiểm tra độ an toàn của các thiết bị và nhắc nhở trẻ để phòng tránh cho trẻ không bị điện giật

     - Đường dây kéo điện vào nhà phải đủ độ cao an toàn và chắc chắn.

    - Cất giữ các thiết bị điện và đồ dùng ngoài tầm với của trẻ.- Dây điện trong nhà phải được luồn vào ống nhựa cách điện mắc trên cao chắc chắn.

        - Các mối nối dây điện phải được quấn kín bằng băng keo cách điện.

       - Các ổ điện phải mắc trên cao để trẻ em không với tới ổ điện không xử dụng phải dán kín lại.

        - Nếu trong sân nhà có trụ điện thì phải làm hàng rào ngăn cách không cho trẻ em đến gần và leo trèo.     

        - Khi tay còn ướt bé không được chạm vào công tắc điện, bật tắt đèn....

        - Không được tùy ý nghịch ổ cắm điện

        - Không được chọc tay hay bất cứ 1 đồ vật gì vào ổ cắm, làm như vậy rất dễ bị điện giật

- Khi trời mưa có sấm sét, không được chú mưa dưới chân điện, kẻo bị sét đánh

        2. Cấp cứu trẻ khi bị điện giật

         * Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách:

         - Cắt ngay dòng điện bằng cách kéo cầu dao xuống.

        - Dùng cây khô hoặc vật cách điện tách dây điện tách dây điện ra khỏi người nạn nhân chú ý (người cứu hộ phải đứng trên dán khô hoặc mang dày dép khô). Tuyệt đối không được chạm tay trần vào người nạn nhân

         - Đối với nạn nhân đang ở vị trí cao chú ý không cho té, ngã sẽ gây thêm chấn thương.

* Kiểm tra ngay xem nạn nhân còn thở, tim còn đập hay không. Nếu nạn nhân ngừng tim ngừng thở phải nhanh chóng.

         - Hô hấp nhân tạo miệng qua miệng, kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

         - Nên tích cực, bền bỉ hồi sức cho nạn nhân vì một số nạn nhân có thể sống lại được mặc dù trước đó đã ngừng tim ngừng thở.

         - Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

        Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.​

 

Nguồn tin: youtu.be

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây